Nhà trên cây của anh kỹ sư Hà Nội

Nhà trên cây của anh kỹ sư Hà Nội


Căn nhà rộng 22 m2, cách mặt đất 2,8 m và nằm gọn dưới tán cây nhãn là nơi thư giãn của gia đình anh Lê Ngọc Tú, 38 tuổi, ở Xuân Canh, Đông Anh.

Căn nhà đặc biệt này tọa lạc trên mảnh đất 300 m2 và do chính chủ nhân là một kỹ sư công nghệ vật liệu, thiết kế.

Ngôi nhà trên cây nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Minh Trang.

Chia sẻ với VnExpress, anh Tú cho biết cùng anh trai mua mảnh đất cách đây vài năm. Tháng 12/2020, nhân thời gian rảnh rỗi do dịch Covid-19, anh nảy ra ý định tận dụng cây nhãn 30-40 năm tuổi có sẵn ở mảnh đất để làm nhà trên cây.

Ban đầu, gia chủ định dùng căn nhà để thử nghiệm một loại vật liệu mới của công ty. Sau đó, anh nghĩ lại, quyết làm một công trình thật bền, đẹp và an toàn cho bản thân cùng người nhà sử dụng.

Quá trình lên ý tưởng chỉ năm ngày. Ngoài việc tham khảo ý kiến của một người bạn làm kiến trúc sư, gia chủ tự tìm tòi các mẫu nhà trên cây ở cả nước ngoài lẫn Việt Nam rồi tự điều chỉnh. Đọc bài về không gian nhà đẹp https://khonggiandep.pro/

Căn nhà nằm gọn dưới tán cây nhãn. Ảnh: Minh Trang.

Thời gian thi công căn nhà khoảng 20 ngày với sự trợ giúp của ba người thợ. Vừa làm, anh Tú vừa sửa thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế. Ví dụ, cầu thang dẫn ban đầu được đặt ngay vị trí cột trụ chính nhưng sau được chuyển sang hông nhà để tiết kiệm diện tích. Gia chủ cũng không cắt bỏ bất cứ cành nhãn nào mà "lựa nhà theo cây".

Anh Tú tiết lộ một trong những vấn đề lớn nhất khi làm nhà trên cây là sự rung lắc. Nếu không cẩn thận, vào những ngày mưa bão, căn nhà sẽ rung lắc và hư hại. Chưa kể, cây nhãn nằm sát tường bao mảnh đất nên nếu lấy nó làm cột trụ chính thì căn nhà sẽ bị lệch tâm.

Muốn căn nhà đứng vững, anh Tú làm một bộ khung bằng thép với một ống thép lớn cùng ba ống thép nhỏ đỡ bên dưới. "Căn nhà thực chất không hề tựa vào cây nên vừa chắc chắn vừa đỡ gây ảnh hưởng cho cây nhãn", gia chủ giải thích.

Nhằm hạn chế tác động từ thời tiết, gia chủ làm mái ba lớp gồm lá cọ, tôn xốp cách nhiệt và nứa.

Ngăn cách hành lang với không gian bên trong là hệ cửa kính, giúp ánh sáng vào nhà và người sử dụng dễ dàng quan sát bên ngoài. Anh Tú tiết lộ, kính là khoản đắt nhất bởi thay vì làm một mảng kính lớn, gia chủ sử dụng các mảng kính nhỏ và cắt hụt đi một chút, tạo ra những khoảng hở đề phòng trường hợp nhà nghiêng cũng không bị vỡ. "Riêng phần kính tốn gần 20 triệu", nam kỹ sư chia sẻ.

Không gian bên trong căn nhà trên cây. Ảnh: Minh Trang.

Bên trong, không gian được ốp gỗ thông và nứa để tạo cảm giác dân dã, ấm cúng. Trên sàn, những chỗ cây đâm qua được xịt bọt xốp nên côn trùng khó có thể vào nhà. Bọt xốp cũng có tính đàn hồi nên trường hợp cây rung lắc không gây ảnh hưởng cho căn nhà.

Toàn bộ vật liệu cho căn nhà được lựa chọn với tiêu chí rẻ, bền và dễ tái sử dụng. "Do đó, mất hàng tuần tôi mới tìm được vật liệu ưng ý", gia chủ kể. Anh dự kiến căn nhà có độ bền khoảng 10 năm.

Tổng chi phí công trình khoảng 130 triệu đồng. Sau khi căn nhà hoàn thành, không chỉ hai đứa con của anh Tú thích thú vì có chỗ chơi mới mà cả người lớn cũng hài lòng. "Rất mong có dịp sớm đưa bạn bè đến đây thư giãn", gia chủ bày tỏ.

Bên cạnh đó, anh Tú nhắn nhủ nhà trên cây là ước muốn của nhiều em nhỏ và việc thực hiện nó không quá khó nên nếu nhà có vườn và cây, các bố mẹ hãy mạnh dạn làm. "Tùy theo kinh phí mà lựa chọn vật liệu phù hợp, bạn sẽ có một ngôi nhà độc đáo", anh Tú nói. Đọc bài về thiết kế nhà xinh sài gòn https://nhaxinhsaigon.com/

Nhìn từ trên cao, ngôi nhà ẩn hoàn toàn dưới tán cây nhãn.

Phần hành lang rộng 8 m2, lát gỗ nhựa.

Từ hành lang, gia chủ có thể ngắm những cành nhãn và toàn bộ mảnh đất.

Cửa kính làm từ các mảnh kính nhỏ để nhà có nghiêng một chút cũng không bị vỡ.

Cũng nhờ cửa kính mà không gian bên trong luôn đủ sáng.

Trong nhà, anh Tú chỉ bố trí ít đồ đạc, phục vụ việc nghỉ ngơi.

Suốt quá trình thi công, gia chủ không cắt bất cứ một cành nhãn nào.

Anh Tú dành chỗ để lắp bồn tắm song nhận thấy nhu cầu ít nên chưa tiến hành.

Các chỗ cây đâm qua được xịt bọt xốp để tránh côn trùng và rung lắc. Dự kiến sau 1-2 năm, lớp bọt xốp này sẽ cần được thay song quy trình đơn giản, ai cũng có thể tự làm.

Vật liệu nhà được chọn theo tiêu chí rẻ, dễ tái sử dụng. Gia chủ mất nhiều tuần để lựa vật liệu.

Trong quá trình sử dụng, nếu có vấn đề phát sinh, ví dụ như nứa bị rơi, gia chủ đều tự sửa chữa.

Xem thêm về mẫu biệt thự nghỉ dưỡng

Theo vnexpress

Nhận xét