Không nên tùy tiện tăng thuế bất động sản!

Mới đây đề xuất giao Chính phủ điều chỉnh mức thuế giao dịch bất động sản khi có biến động lớn đã vấp phải phản ứng của giới chuyên gia vì cho rằng đây là đề xuất chưa hợp lý.
Bộ Xây dựng vừa gửi Quốc hội báo cáo về thực hiện giám sát chuyên đề trong lĩnh vực quản lý. Trong đó, cơ quan này cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế theo hướng giao cho Chính phủ thực hiện thẩm quyền điều chỉnh mức thuế giao dịch bất động sản. Theo Bộ, điều này giúp bình ổn thị trường, chống đầu cơ khi thị trường xuất hiện biến động lớn.

Chính phủ không có thẩm quyền

Bộ Xây dựng cũng giải thích lý do đưa ra đề xuất trên là vì tại địa bàn các tỉnh, thành như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, TP.HCM..., thời gian qua xảy ra các đợt sốt nóng giá đất do các đối tượng đầu cơ lợi dụng thông tin quy hoạch, thay đổi hạ tầng, mở rộng đô thị... để thổi giá đất, trục lợi, khiến thị trường bất ổn. Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có giải pháp để kiểm soát các cơn sốt đất.

Đề xuất trên khiến giới chuyên gia băn khoăn, bởi việc trao thẩm quyền điều chỉnh thuế giao dịch nhà đất cho Chính phủ không phù hợp với quy định luật pháp.

Ông Chung Thành Tiến, chuyên gia thuế nhấn mạnh các quy định về thuế, phí hay các khoản thu khác phải do Quốc hội thông qua bằng các luật liên quan. Vì vậy, nếu việc tăng thuế giao dịch nhà đất do Chính phủ quyết định thì có thể lại "kẹt" bởi các quy định khác. Hơn nữa, một trong những nhiệm vụ của Chính phủ là tăng nguồn thu, nếu Chính phủ lại có quyền tăng thuế thì liệu có xảy ra tình trạng lạm thu? Khi đó có đảm bảo được quyền lợi của người dân và nhà đầu tư? "Việc tăng thuế, theo tôi, vẫn nên để Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân - quyết định nhằm bảo đảm công bằng, hợp lý", ông Tiến đề xuất. xem thêm Thiết kế nội thất nhà xinh

Mở rộng vấn đề, ông Tiến cũng nhìn nhận rằng nên bàn nhiều giải pháp khác nhau để kiểm soát thị trường bất động sản thay vì cứ có chuyện gì lại đề xuất tăng thuế, sẽ gây bức xúc trong dân chúng.

Sau các đợt sốt ảo, giá đất nhiều nơi tăng cả chục lần. Trong ảnh là bảng giới thiệu dự
án cắm trên một khu đất trống ở huyện Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: Phạm Đình

Tương tự, chuyên gia chính sách công Nguyễn Quang Đồng cũng đặt vấn đề giao quyền tăng thuế cho Chính phủ có thể sẽ tạo lợi ích nhóm trực tiếp cho một số bộ phận, nhất là những người nắm quyền quản lý, từ đó gây hậu quả không tốt cho thị trường. "Rất khó để xác định thế nào là sốt đất, làm sao biết địa phương này có sốt đất còn địa phương khác không có? Nếu tăng thuế chung thì ở những địa phương không có sốt đất sẽ bị ảnh hưởng, còn tăng riêng tại khu vực được xác định có sốt đất có thể phát sinh nạn chạy chọt. Chưa kể, chính sách thuế hiện áp dụng chung theo luật, nếu chỉ tăng ở một bộ phận sẽ trái với pháp luật", ông Đồng nhận xét.

Tạo tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư

Chuyên gia Nguyễn Quang Đồng cho rằng, bất động sản vốn được xem như một loại hàng hóa, thị trường bất động sản cũng giống như các thị trường hàng hóa khác. Do đó, nhà đầu tư chỉ có thể yên tâm hoạt động kinh doanh khi đảm bảo sự ổn định trong chính sách thuế. "Chính phủ nói để hạn chế tình trạng thị trường nóng sốt mà áp mức thuế mới, liệu nhà đầu tư lâu dài có bị ảnh hưởng không? Làm thế nào để có căn cứ ổn định để kinh doanh khi chính sách liên tục thay đổi bởi nó liên quan trực tiếp đến lãi, lời", ông Đồng đặt vấn đề.

Ở góc nhìn khác, luật sư Trần Đình Dũng - Trung tâm Tư vấn pháp luật TP.HCM, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đưa ra quan điểm cho rằng, khi thị trường biến động mà bình ổn bằng cách điều chỉnh mức thuế giao dịch bất động sản là không khả thi, bởi việc áp dụng này sẽ khiến người sử dụng đất bình thường chịu thiệt hại không đáng có. Còn với các đối tượng đầu cơ, kinh doanh, họ thường tìm cách lách luật để khai báo giá giao dịch thấp hơn nhiều lần giá trị thật nên có khi không bị ảnh hưởng.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa cũng đồng tình với quan điểm trên, và cho rằng đối với bất động sản, việc đưa ra đánh giá rằng khu vực nào đó đang xảy ra sốt nóng mang nặng cảm tính. Vì thường không có cơ quan quản lý nào trực tiếp nắm số liệu giao dịch mà đều là thông tin lan truyền từ các phương tiện truyền thông, không ai đo định giá thật là bao nhiêu...xem thêm Những dự án khởi nghiệp startup thành công tiêu biểu

"Chỗ nào thông tin nhiều thì nói sốt nhưng cũng có nhiều nơi không có tin gì nhưng giá vẫn tăng 2-3 lần. Nếu đánh thuế chống sốt bất động sản nên nghiên cứu tính minh bạch và phổ cập thông tin. Nghĩa là tất cả thông tin về quy hoạch phải rõ ràng; thủ tục hành chính đơn giản vì nếu phức tạp, nguồn cung hàng ít, người làm thủ tục được, người không thì mới có chuyện bất động sản chỉ nằm trong tay một nhóm người, từ đó tạo ra sốt. Khi nào giải quyết được các vấn đề này rồi hãy nghĩ đến đánh thuế cao với các giao dịch bất động sản", ông Quang phân tích. 

Xem thêm công ty xây dựng thiết thạch

Theo người lao động

Nhận xét